Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Tranh Chấp Đất Đai Khi Ly Hôn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý Dưới Góc Nhìn Của Luật Sư

tranh-chap-dat-dai-khi-ly-hon

Tranh Chấp Đất Đai Khi Ly Hôn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý Dưới Góc Nhìn Của Luật Sư

Tranh chấp đất đai khi ly hôn là tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng hoặc giữa vợ, chồng và các bên liên quan. Tranh chấp đất đai khi ly hôn là một trong những nội dung rất phổ biến được Tòa án thụ lý. Bài viết sau đây trình bày những lưu ý trong tranh chấp đất đai khi ly hôn và quan điểm của luật sư về vấn đề này.

Xác định đất là tài sản chung hay tài sản riêng?

Khi tiến hành ly hôn, việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng rất quan trọng trong việc phân chia tài sản, tranh chấp đất đai khi ly hôn cũng không ngoại lệ. Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (“Luật HNGĐ 2014”) về định nghĩa tài sản chung thì quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được xem như tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp được cho tặng riêng; hoặc được thừa kế riêng; hoặc một số trường hợp khác được quy định theo pháp luật.

Giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn

Các nguyên tắc về giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn được liệt kê rõ tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014. Theo quy định trên, khi xảy ra tranh chấp đất đai khi ly hôn, các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản trước khi đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Khi Tòa án giải quyết, các tài sản này được chia trên cơ sở phân đôi nhưng có tính đến các yếu tố: lỗi của các bên, hoàn cảnh của gia đình, vợ và chồng, công sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập.

Những điều cần lưu ý dưới góc nhìn của Luật sư

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, tuy nhiên, không phải bất kỳ vụ việc tranh chấp đất đai khi ly hôn nào cũng có thể được phân chia như vậy. Do đó, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Thêm vào đó, đối với việc định giá đất trong tranh chấp đất đai khi ly hôn, khi hai bên không thỏa thuận được mức định giá đất hoặc không đồng ý với mức định giá đất của tổ chức định giá, việc này sẽ kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp. Do đó, việc lựa chọn cơ quan định giá có uy tín rất quan trọng trong việc định giá tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Ngoài ra, trong trường hợp hai vợ chồng có nhiều tài sản chung có giá trị mà có thể thỏa thuận, phân chia với nhau thì hai bên nên ưu tiên thỏa thuận và lập thành văn bản, đồng thời, không nên đưa yêu cầu giải quyết tranh chấp đối với các tài sản này trong đơn khởi kiện cũng như trong quá trình thụ lý/giải quyết ly hôn để giảm án phí đến mức tối đa có thể.

Có thể bạn quan tâm 5 Điều cần lưu ý khi xảy ra tranh chấp tài sản

 

5 điều cần lưu ý khi xảy ra tranh chấp tài sản

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn Thủ tục tranh chấp đất đai khi ly hôn, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn Thủ tục tranh chấp đất đai khi ly hôn cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.