Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Thương hiệu độc quyền là gì? Xử lý như thế nào khi bị xâm phạm thương hiệu?

thuong-hieu-doc-quyen

Thương hiệu độc quyền là gì? Xử lý như thế nào khi bị xâm phạm thương hiệu?

Khi bạn bắt đầu với một doanh nghiệp, hay đơn giản là những nhà bán hàng hẳn mọi người đã có nghe nhiều về thương hiệu hay thương hiệu độc quyền. Nhưng để hiểu rõ về những khái niệm này thì không phải ai cũng biết. Bài viết phân tích dưới đây của Phước và Các Đồng Sự hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp những khái niệm đó. Hay cách xử lý khi thương hiệu của bạn bị xâm phạm

Thương hiệu là gì?

Trong văn bản pháp luật của Việt Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa như chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…

Do vậy, cách hiểu đầu tiên về thương hiệu chính là bao gồm các đối tượng sở hữu trí tuệ thường được nhắc đến như: nhãn hiệu hàng hóa (ví dụ: Trung Nguyên (cà phê), Made in Vietnam (may mặc), …; chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ (ví dụ: Ba Vì (sữa tươi),  Phú Quốc (nước mắm),… và tên thương mại (ví dụ: FPT, Viettel, VNPT,…) đã được đăng ký bảo hộ và pháp luật công nhận.

Một số định nghĩa về thương hiệu:

Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì:

“Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.

Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (W/PO):

“Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”

Như vậy, có thể hiểu nôm na, Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp trong tâm trí công chúng. Thông thường, thương hiệu gắn liền với tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp như nhãn hiệu, tên thương mại…

Thương hiệu độc quyền là gì?

Thương hiệu độc quyền hiện nay cũng không có định nghĩa rõ ràng. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng thương hiệu độc quyền chính là việc một tổ chức, cá nhân được độc quyền sử dụng thương hiệu này mà không cần phải chia sẻ hay xin phép bất kỳ ai khác, trong một phạm vi địa lý hoặc thời gian nhất định.

Từ thực tiễn và đối chiếu với các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, có thể xét tính độc độc quyền thương hiệu thông qua một số yếu tố sở hữu trí tuệ thường được bao hàm trong thương hiệu của doanh nghiệp như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý.

Những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ này hoàn toàn có thể được sử dụng độc quyền nếu người sử dụng là chủ sở hữu hợp pháp của chúng theo quy định pháp luật. Ngoài ra, chủ sở hữu còn có thể chuyển nhượng cho chủ thể khác sử dụng độc quyền những đối tượng này trong phạm vi địa lý và thời gian nhất định theo ý muốn của họ.

Có thể bạn quan tâm: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền gồm những gì

Xử lý thế nào khi bị xâm phạm thương hiệu.

Hiện nay, pháp luât chưa có quy định cụ thể về thương hiệu nên sẽ không có cơ sở để tiến hành các biện pháp bảo vệ thương hiệu khi bị xâm phạm. Tuy nhiên, chủ sở hữu thương hiệu bị xâm phạm có thể bảo vệ mình thông qua các quy định về bảo vệ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cấu thành thương hiệu của mình, như bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh…. Thông thường, khi bị xâm phạm về thương hiệu thì chủ sở hữu thương hiệu nên tiến hành các biện pháp sau để bảo vệ mình:

1. Xác định hành vi vi phạm

Điều đầu tiên trước khi tiến hành giải quyết một vụ vi phạm thương hiệu là phải xác định được hành vi đó có phải là hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ hay không.

Bạn chỉ có thể sử dụng các bước tiếp theo để bảo vệ quyền lợi của mình khi hành vi của bên kia thực sự đã xâm phạm thương hiệu của bạn.

Một số trường hợp, nhìn bề ngoài có thể là vi phạm thương hiệu, tuy nhiên pháp luật lại quy định không phải. Bên cạnh đó, việc xác định hành vi vi phạm còn là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo một cách phù hợp.

Hành vi vi phạm thương hiệu rất đa dạng về đối tượng thương hiệu bị vi phạm, tính chất, quy mô, mức độ tinh vi của hành vi. Do đó, xác định được đúng những đặc điểm trên sẽ giúp bạn đề ra được phương hướng giải quyết một cách hợp lý nhất.

Ví dụ, nếu hành vi vi phạm thương hiệu ảnh hưởng lớn đến danh tiếng, doanh thu của bạn thì bạn sẽ triệt để giải quyết. Ngược lại, nếu hành vi chỉ mang tính nhỏ lẻ, tự phát, không ảnh gây nhiều ảnh hưởng thì bạn nên bỏ qua. Bởi việc xử lý vi phạm thương hiệu sẽ tốn không ít thời gian và chi phí.

2. Ghi nhận lại hành vi vi phạm thương hiệu

Việc thứ hai bạn nên làm là bằng mọi cách ghi nhận lại hành vi vi phạm thương hiệu. Đây sẽ là bằng chứng để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết hành vi vi phạm hoặc liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại (nếu có).

Bạn có thể tự mình thực hiện bằng hình thức chụp ảnh, ghi hình…hoặc nhờ cơ quan có thẩm quyền lập biên bản. Cách thức phổ biến và nhanh nhất là yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng đối với hành vi. Việc lập vi bằng của thừa phát lại sẽ xác nhận chắc chắn rằng, đã có hành vi bị nghi là xâm phạm thương hiệu xảy ra trên thực tế.

3. Gửi văn bản cảnh báo yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm thương hiệu.

Đây là bước đầu tiên và dễ thực hiện nhất để chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại. Thông thường, bạn có thể gửi Thư cảnh báo tới Bên vi phạm thương hiệu, yêu cầu Bên xâm phạm chấm dứt ngay hành vi xâm phạm.

Kèm theo Thư cảnh báo có thể là các chứng cứ về việc vi phạm. Đồng thời, bạn sẽ cảnh cáo họ về những hệ quả pháp lý nếu không chấm dứt việc vi phạm thương hiệu.

Việc gửi Thư cảnh báo là động thái cần thiết để nhắc nhở bên xâm phạm việc họ đang vi phạm thương hiệu của bạn, đồng thời là căn cứ cho việc tiến hành các biện pháp sau này như khởi kiện dân sự.

Tuy nhiên, bạn cũng cần phải ấn định một khoảng thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện chấm dứt hành vi vi phạm thương hiệu.

4. Nếu có thể, đưa ra yêu cầu thương lượng với bên vi phạm

Nếu bên kia sau khi nhận được Thư cảnh báo vẫn không chấm dứt hành vi vi phạm thương hiệu (chẳng hạn họ coi họ có quyền hợp pháp) thì bạn có thể thử thương lượng với họ.

Tranh chấp vi phạm thương hiệu cũng như bất kỳ tranh chấp nào khác trước tiên nên thông qua con đường thương lượng hoặc hòa giải, vì sẽ đỡ tốn kém thời gian và chi phí cho cả hai bên.

Thay vì “đem nhau ra tòa” thì một bức thư giữa hai bên có thể giải quyết, biết đâu đấy một hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu lại được ký kết, không bên nào bị thiệt hại nhiều. Bạn sẽ có thêm thu nhập mà người kia cũng vẫn được sử dụng thương hiệu đó. Hoặc để giữ uy tín trong kinh doanh thì bạn có thể áp dụng biện pháp dân sự để giữ uy tín cho mình.

5. Nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm thương hiệu đến cơ quan nhà nước

Nếu bạn không muốn hoặc không thể thương lượng với bên vi phạm và bên kia cũng không chấm dứt hành vi vi phạm thương hiệu, bạn buộc phải nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thương hiệu tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, hành vi vi phạm thương hiệu có thể bị xử lý bởi ba hình thức: dân sự, hành chính hoặc hình sự. Tùy vào tính chất của hành vi và mong muốn của mình, bạn có thể lựa chọn 1 trong cách hình thức trên.

Có thể bạn quan tâm: Khi bị vi phạm bản quyền bạn cần làm gì?

Khi bị vi phạm bản quyền bạn cần làm gì?

Kết Luận

Trong quá trình giải quyết, bạn nên tham khảo ý kiến của Luật sư hoặc các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ và tốt nhất nên ủy quyền cho họ xử lý, bởi vấn đề xử lý vi phạm thương hiệu không hề đơn giản. Do đó, để phòng ngừa rủi ro, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, bạn nên tìm đến những tổ chức luật sư hoặc đại diện sở hữu trí tuệ uy tín để hỗ trợ bạn trong những trường hợp này.

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về Thương hiệu, nhãn hiệu, vui lòng liên hệ chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

P& Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn nhãn hiệu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.