Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Những Rắc Rối Thường Gặp Khi Đầu Tư Ra Nước Ngoài

nhung-rac-roi-thuong-gap-khi-dau-tu-ra-nuoc-ngoai

Những Rắc Rối Thường Gặp Khi Đầu Tư Ra Nước Ngoài

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn phương án đầu tư ra nước ngoài để tận dụng các lợi thế về nhân lực, tài nguyên của nước sở tại cũng như mở rộng thị phần trên nhiều lĩnh vực ngoài Việt Nam. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác, việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt vẫn đang là vấn đề tương đối mới mẻ. Vì vậy, sẽ có không ít các rắc rối mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Bài viết sau đây sẽ phân tích những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài đối với thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay, Luật Đầu tư 2014 đã quy định tương đối chi tiết về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư tại nước ngoài. Tuy nhiên, pháp luật đầu tư ra nước ngoài hiện nay vẫn tạo ra không ít những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp. Bên dưới đây là những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài trong thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, chuyển vốn ra nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Văn Bản Đăng Ký Đầu Tư Ra Nước Ngoài

Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài liên quan thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Hiện nay, thủ tục đầu tư ra nước ngoài khó khăn hơn nhiều so với thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đầu tiên, đối với thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên (400 tỷ đồng đối với một số lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông) phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư[1]. Trong khi đó, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ cần Sở KHĐT cấp[2], và mức vốn đầu tư từ 5000 tỷ đồng trở lên mới cần thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư[3].

Thứ hai, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư của nước tiếp nhận, tiêu biểu là các dự án về năng lượng, thủy hải sản, xây dựng cơ sở sản xuất….[4] Để có được tài liệu này, nhà đầu tư phải xin được chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận đầu tư như giấy phép đầu tư, quyết định giao đất, hoặc có được hợp đồng thuê, mua đất, địa điểm kinh doanh.

Điều này chính là một trong những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài, bởi vì nhà đầu tư muốn có địa điểm thực hiện dự án đầu tư thì phải bỏ ra nhiều chi phí. Trong khi đó, trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư lại không thể mua và chuyển được nhiều ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện việc này[5].

Bên cạnh đó, bởi vì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chỉ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp (“Bộ KHĐT”), nhà đầu tư còn phải đối mặt với những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài liên quan đến vị trí pháp lý của Bộ KHĐT. Đây là cơ quan hành chính quản lý về đầu tư cao nhất cả nước, phải quản lý rất nhiều lĩnh vực.

Do đó, rất khó để Bộ KHĐT có thể xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo đúng thời hạn quy định trong luật. Đồng thời, việc Bộ KHĐT có trụ sở tại Thành phố Hà Nội sẽ gây ra khó khăn trong quá trình nộp, sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho các nhà đầu tư tại các tỉnh thành khác.

Những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài liên quan việc thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài

Trường hợp nhà đầu tư muốn thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Thủ tục này cũng phức tạp tương tự như thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài[6]. Đối với những thay đổi nhỏ như tên, mã số doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng cần phải thực hiện những thủ tục này, gây tốn kém thời gian và chi phí. Để so sánh, nhà đầu tư cần tới 15 ngày và 3 bộ hồ sơ để điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu ra nước ngoài trong trường hợp thay đổi tên của công ty trong khi đối với thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì chỉ cần 3 ngày làm việc và 1 bộ hồ sơ[7].

Những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài liên quan việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Nếu đầu tư bằng ngoại tệ từ 20 tỷ đồng trở lên thì phải chờ Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải lấy ý kiến của Ngân hàng Nhà nước trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư[8]. Để thực hiện việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư tại tổ chức tín dụng được phép và phải đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài với ngân hàng nhà nước[9]. Ngoài ra, trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư không được chuyển quá 5% tổng vốn đầu tư và không quá 300.000USD để đáp ứng các chi phí phục vụ hình thành dự án đầu tư[10]. Việc chuyển tiền cũng phải chịu sự kiểm tra của tổ chức tín dụng khi nhà đầu tư có trách nhiệm cung cấp các tài liệu chứng minh sự đúng đắn của mục đích chuyển tiền của mình.

Những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài liên quan việc chuyển lợi nhuận về nước

Theo Luật Đầu tư, trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam. Như vậy, nếu chưa có kế hoạch tái đầu tư hoặc mở rộng đầu tư cụ thể và chưa thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận về Việt Nam, bất kể có muốn hay không. Quy định này làm khó cho nhà đầu tư, đặc biệt là khi nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư mới trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm: Để đầu tư ra nước ngoài cần những giấy phép gì?

Để đầu tư ra nước ngoài cần những giấy phép gì?

Những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài trong việc tuân thủ pháp luật quốc gia đầu tư

Bên cạnh những những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư cũng tạo ra những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài cho các nhà đầu tư Việt Nam.

Hệ thống pháp luật các quốc gia thường rất khác biệt. Vì thế, việc các nhà đầu tư hành xử theo “thói quen” tại Việt Nam, thay vì tìm hiểu kỹ càng và tuân thủ pháp luật quốc gia đầu tư không phải là hiện tượng hiếm gặp. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư bị phạt, việc thực hiện dự án bị cản trở, thậm chí là mất trắng dự án nếu vi phạm pháp luật quốc gia đầu tư. Đây là những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài có ảnh hưởng lớn đối với nhà đầu tư Việt Nam.

Rắc rối về pháp luật quốc gia đầu tư thường gặp ở hai dạng: (i) hệ thống pháp luật quá đơn giản, vì vậy thiếu đi các quy định điều chỉnh các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, hoặc (ii) hệ thống pháp luật quá phức tạp dẫn đến nhà đầu tư không tuân thủ hết. Ngoài ra, việc đầu tư ra nước ngoài thường chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế, đặc biệt là các cam kết WTO và các cam kết khu vực khác như Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN. Những hiệp định thông thường rất đồ sộ và khó hiểu. Hơn nữa, một số điều ước đã được ký kết từ lâu nên không cập nhật được các ngành nghề mới. Vì vậy, những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài là rất khó để các nhà đầu tư xác định ngành nghề mình dự tính đầu tư có được chấp nhận tại nước sở tại hay không.

Những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài trong việc tìm hiểu phong tục, tập quán, thói quen của người dân quốc gia đầu tư

Những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài về pháp luật dù phức tạp nhưng đa số đều có văn bản quy định rõ ràng. Ngược lại, các vấn đề về phong tục, tập quán, thói quen của người dân quốc gia đầu tư là những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài mang tính quyết định cho sự thành bại của dự án đầu tư. Do đó, nhà đầu tư cần nghiên cứu thị trường cụ thể, dựa vào kinh nghiệm hoặc sự tư vấn bản địa.

Hy vọng, bài viết trên đang cũng cấp một số kiến thức hữu ích cho các nhà đầu tư Việt Nam đã và đang có ý định đầu tư ra nước ngoài.

Nếu Quý khách hàng có thắc mắc về những rắc rối thường gặp khi đầu tư ra nước ngoài, vui lòng liên hệ chúng tôi.

Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn pháp lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

[1] Điều 54.2 Luật Đầu tư 2014.

[2] Điều 15 Nghị định 83/2015/NĐ-CP.

[3] Điều 31.2 Luật Đầu tư 2014.

[4] Điều 8 Nghị định 83/2015/NĐ-CP.

[5] Điều 19 Nghị định 83/2015/NĐ-CP

[6] Điều 61 Luật Đầu tư 2014

[7] Điều 17 Nghị định 83/2015 và Điều 33.1 Nghị định 118/2015

[8] Điều 58.3 Luật Đầu tư 2014

[9] Điều 10.1 Thông tư 12/2016/TT-NHNN

[10] Điều 19.4 Nghị định 83/2015