Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Để đầu tư ra nước ngoài cần những giấy phép gì?

Để đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam cần những giấy phép gì

Để đầu tư ra nước ngoài cần những giấy phép gì?

Hiện nay, theo nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam, nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

1. Hình thức đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam

Đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam có thể thực hiện dưới 02 hình thức là đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiđầu tư giám tiếp ra nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ Việt Nam là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Cụ thể như:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài; và
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là gì? Những điều cần lưu ý khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là gì? Những điều cần lưu ý khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ Việt Nam

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ Việt Nam là hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và những điều cần lưu ý

Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và những điều cần lưu ý

2. Về giấy phép để đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam

2.1 Đối với hình thức đầu tư trực tiếp

Để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ Việt Nam, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư:

Đối với một số dự án sau đây, trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư cần xin chấp thuận chủ trương đầu trương của cơ quan có thẩm quyền:

  • Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  • Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên; và
  • Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
  • Trừ các trường hợp Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
  • Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên; và
  • Dự án đầu tư không thuộc trường hợp nêu trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam:

Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với dự án không thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam;
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
  • Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm;
  • Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án đầu tư được áp dụng đối với các dự yêu cầu phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư; và
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Có thể bạn quan tâm: Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài

2.2 Đối với hình thức đầu tư gián tiếp

Nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế được thực hiện theo các phương thức như:

  • Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: là việc tổ chức được phép tự doanh thực hiện mua, bán chứng khoán và giấy tờ có giá khác ở nước ngoài hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài cho chính mình; hoặc
  • Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: là việc tổ chức kinh tế (sau đây gọi là tổ chức ủy thác) giao vốn bằng ngoại tệ cho tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư ở trong nước (sau đây gọi là tổ chức nhận ủy thác) thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư.

Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được đầu tư gián tiếp ở nước ngoài theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác ở nước ngoài; hoặc
  • Đầu tư thông qua việc mua, bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, ủy thác đầu tư cho các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

Đối với tổ chức tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ Việt Nam, để tiến hành hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức này cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, văn bản chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Đối với tổ chức nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài từ Việt Nam, để được thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý quan trọng khi đầu tư ra nước ngoài

Những lưu ý quan trọng khi đầu tư ra nước ngoài

Nếu bạn đang khó khăn trong việc tiến hành các thủ tục pháp lý để đầu tư ra nước ngoài từ Việt Nam, vui lòng liên hệ với chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng, Đầu tư. Chúng tôi tự tin mang đến dịch vụ hỗ trợ pháp lý về đầu tư ra nước ngoài đến khách hàng một cách tối ưu và hiệu quả.

Xem dưới định dạng PDF