Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Trong thời kỳ 4.0 Luật bản quyền liệu có còn phát huy được tác dụng?

Trong thời kỳ 4.0 Luật bản quyền liệu có còn phát huy được tác dụng

Trong thời kỳ 4.0 Luật bản quyền liệu có còn phát huy được tác dụng?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình tạo ra hoặc sở hữu. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực và trên thế giới, đây là nền tảng khá quan trọng để bước vào thời kỳ 4.0. Khi phát triển trong thời kỳ này, việc chia sẻ thông tin và sử dụng các tác phẩm không xin phép xảy ra với mức độ thường xuyên và không được quản lý. Điều này đã tạo nên tình trạng vi phạm Luật bản quyền khá phổ biến như hiện nay. Vậy trong thời kỳ 4.0, Luật bản quyền liệu có còn phát huy được tác dụng?

Có thể bạn quan tâm: Luật bản quyền và 5 điều cơ bản bạn cần hiểu rõ

Luật bản quyền và 5 điều cơ bản bạn cần hiểu rõ

Luật Sở hữu trí tuệ quy định tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định pháp luật đều được bảo hộ quyền tác giả. Luật đồng thời cũng quy định 16 (mười sáu) hành vi xâm hại quyền tác giả bao gồm:

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
  2. Mạo danh tác giả;
  3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
  4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
  5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
  6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ;
  7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ;
  8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ;
  9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
  10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
  13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;
  14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
  15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo; và
  16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Với việc liệt kê chi tiết các hành vi vi phạm quyền tác giả, Luật bản quyền tại Việt Nam ở thời đại 4.0 đang ngày càng được chú trọng và xây dựng theo hướng bảo vệ tối ưu quyền của người sáng tạo, sở hữu tác phẩm. Thực tế về tranh chấp liên quan đến Luật bản quyền tại nước ta, đã có rất nhiều vụ việc tranh chấp yêu cầu bồi thường do xâm hại về quyền tác giả mà phần thắng thuộc về tác giả khi họ chứng minh được họ có là tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.

Có thể bạn quan tâm: 5 lý do nên thuê luật sư tư vấn khi bị vi phạm bản quyền

5 lý do nên thuê luật sư tư vấn khi bị vi phạm bản quyền?

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm luật sư về Luật bản quyền, sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với chúng tôi: P & Các Cộng Sự là một công ty tư vấn chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. P & Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty tư vấn chuyên về pháp luật kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư. Chúng tôi tự tin mang đến dịch vụ hỗ trợ pháp lý về Luật bản quyền, sở hữu trí tuệ đến khách hàng một cách tối ưu và hiệu quả.