Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Quy Định Pháp Luật Về Bồi Thường Thiệt Hại Về Vật Chất

boithuongthiethaivevatchat

Quy Định Pháp Luật Về Bồi Thường Thiệt Hại Về Vật Chất

Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật chất có sự khác biệt giữa Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2005. Trong khi Bộ luật Dân sự 2005 chỉ liệt kê trách nhiệm bồi thường thiệt hại, quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần, và xác định thiệt hại về vật chất, Bộ luật Dân sự 2015 đã tạo ra sự thống nhất trong quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật chất và về tinh thần nói riêng. Cụ thể, theo Bộ luật Dân sự 2015, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chung bao gồm (i) do vi phạm nghĩa vụ. Nghĩa vụ phải được rằng nghĩa vụ theo hợp đồng và nghĩa vụ theo quy định pháp luật; (ii) có thiệt hại thực tế; (iii) có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại thực tế[1]Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật chất xác định thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút[2]. Có thể nói rằng, quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật chất chỉ liên quan thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, không liên quan đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật chất trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định cụ thể hơn tổn thất vật chất thực tế, đó là tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng và lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút (không chỉ là thu nhập thực tế). Việc áp dụng quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật chất phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại, bên bị thiệt hại không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị xâm phạm theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật chất bao gồm các yếu tố sau[3]:

  • Có hành vi trái pháp luật xâm phạm tài sản;
  • Có thiệt hại thực tế xảy ra do tài sản bị xâm phạm; và
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật.

Ngoại lệ, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Trên đây là nội dung khái quát về quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật chất. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại về vật chất, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

[1] Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015.

[2] Điều 361.2 Bộ luật Dân sự 2015.

[3] Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.