Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Tại Việt Nam

Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Tại Việt Nam

Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Tại Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên thế giới hiện nay, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đang là một vấn đề nổi cộm. Các quy định tại Luật Thương mại 2005 và Công ước Viên 1980 đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có đặc thù là được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại hoặc cư trú thường xuyên ở các quốc gia khác nhau, để đưa hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoặc trường hợp các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có cùng quốc tịch (đều là doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại cùng một quốc gia), nhưng có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, các bên cũng có thể được xem là đã giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên 1980.

 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam thông thường bao gồm vấn đề: (i) giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam liên quan đến sự khác biệt trong quy định pháp luật giữa các quốc gia liên quan về tư cách chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc sự thay đổi các quy định pháp luật liên quan mà hai bên không cập nhật kịp thời dẫn đến việc phát sinh các xung đột lợi ích, tranh chấp; (ii) giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam liên quan việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các bên; (iii) giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam liên quan việc xác định địa điểm ký kết hợp đồng và thời điểm ký kết hợp đồng nhằm làm căn cứ để xác định luật điều chỉnh hợp đồng, các điều kiện và hình thức của hợp đồng. Chẳng hạn, thực tế có vụ việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa hai bên trong đó bên mua có trụ sở kinh doanh tại Singapore, do chất lượng hàng hóa được nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không phù hợp với quy định của pháp luật Singapore nên bên mua đã yêu cầu bên bán thay thế. Hai bên đã xảy ra tranh chấp. Qua quá trình giải quyết tranh chấp, cơ quan xét xử đã tuyên bố hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại cho bên mua. Như vậy, việc tìm hiểu kỹ càng pháp luật các quốc gia liên quan trước khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhất là việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam là một trong những vấn đề quan trọng mà các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần tiến hành để quá trình mua bán diễn ra suôn sẻ.

Thông thường, các văn bản được áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam bao gồm Công ước Viên 1980 (Việt Nam là thành viên của Công ước này), Bộ các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương (các phiên bản của Incoterm), Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (các phiên bản của UCP) và tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tại Việt Nam và đặc biệt, các án lệ liên quan, trong đó bao gồm án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14/12/2017 và được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28/12/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (“Án lệ số 13/2017/AL”).

Án lệ số 13/2017/AL là kết quả của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam giữa một thương nhân Việt Nam và một thương nhân nước ngoài. Theo đó, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hai bên thỏa thuận chọn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thỏa thuận thực hiện L/C theo tập quán thương mại quốc tế (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế) và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ do một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Theo phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có thể hiểu rằng, trong các trường hợp tương tự với Án lệ số 13/2017/AL mà không có văn bản quy phạm pháp luật, không có tập quán và không thể áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định thư tín dụng (L/C) không bị mất hiệu lực thanh toán vì lý do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của thư tín dụng (L/C) bị hủy bỏ. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng, tại khoản 2 Điều 100 của Công ước Viên 1980 quy định rằng: “Công ước này chỉ áp dụng cho các hợp đồng được ký kết vào đúng ngày hoặc sau ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên nói tại khoản a đoạn 1 Điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói ở đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất”. Do vậy, công ước này chỉ được áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam được giao kết vào ngày 01/01/2017 (ngày công ước này có hiệu lực tại Việt Nam) hoặc sau ngày này bởi các chủ thể đáp ứng điều kiện quy định. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết trước ngày 01/01/2017, nhưng tranh chấp phát sinh sau ngày 01/01/2017, Công ước viên 1980 không được tự động áp dụng để giải quyết tranh chấp liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về luật điều chỉnh là Công ước Viên 1980 hoặc Công ước Viên 1980 được Tòa án/Trọng tài có thẩm quyền lựa chọn để giải quyết tranh chấp.

Trên đây là nội dung khái quát về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam hiện nay. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.