Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Các Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại

CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Các Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại

Tranh chấp thương mại là khó tránh trong quá trình đầu tư kinh doanh. Lựa chọn được các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp có thể giúp các bên trong tranh chấp khơi thông điểm nghẽn, tập trung nguồn lực cho các hoạt động đầu tư kinh doanh khác. Không có các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại nào được cho là tối ưu nhất để được áp dụng cho mọi trường hợp tranh chấp thương mại. Tùy vào tranh chấp cụ thể, các bên có thể áp dụng một hoặc nhiều các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại để giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh. các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại theo luật hiện nay:

  1. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng giữa các bên

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng giữa các bên nên được ưu tiên xem xét. Các bên trong tranh chấp cùng nhau đàm phán, thỏa thuận để tự giải quyết mâu thuẫn.

Ưu điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng giữa các bên là: đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, thủ tục tiến hành linh hoạt, mềm dẻo; giữ được uy tín và bí mật kinh doanh của các bên; kết quả thương lượng bắt buộc thi hành như một hợp đồng, thỏa thuận mới.

Hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng giữa các bên đó là khả năng giải quyết thành công vụ tranh chấp và việc thi hành kết quả thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện, thiện chí, hợp tác của các bên.

Cần lưu ý về thời hiệu khởi kiện khi tiến hành thương lượng. Nếu việc thương lượng kéo dài, sự thiếu quan tâm về thời hiệu khởi kiện có thể khiến bên bị vi phạm đánh mất quyền được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bởi cơ quan xét xử.

  1. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải thương mại

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải thương mại là phương thức do các bên trong tranh chấp thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về Hòa giải thương mại.

Để thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải viên thương mại, các bên trong tranh chấp thương mại cần có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Thỏa thuận hòa giải có thể được lập trước, sau hoặc trong quá trình tranh chấp, và có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

Ưu điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải thương mại đó là một trong các bên trong tranh chấp thương mại có quyền yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, được bảo đảm thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự. Hòa giải thương mại cũng giữ được uy tín và bí mật kinh doanh của các bên.

Hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải thương mại đó là sau khi các bên hòa giải thương mại không thành và đưa vụ tranh chấp ra Tòa án, nếu Tòa án xem xét các nội dung, tài liệu mà các bên cung cấp trong quá trình hòa giải thương mại, là chứng cứ được sử dụng tại Tòa thì nội dung, tài liệu bất lợi trong quá trình hòa giải thương mại có thể bị sử dụng để chống lại một bên.

  1. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại là các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên trong tranh chấp thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục về trọng tài thương mại. Người đưa ra phán quyết cho vụ tranh chấp là trọng tài viên. Khác với thẩm phán tại Tòa án, trọng tài viên không nhất thiết phải có bằng cấp chuyên môn pháp luật, mà trọng tài viên phải có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên hoặc là chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Giống với giải quyết tại tòa án, chỉ một bên thắng, nhưng khác với tòa án, các bên không có quyền kháng cáo.

Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được thiết lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng nhưng phải được xác lập dưới dạng văn bản.

Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài là tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại hoặc tranh chấp theo quy định pháp luật được giải quyết bằng Trọng tài.

 Ưu điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại đó là phán quyết của trọng tài được công nhận quốc tế; cơ quan trọng tài hoàn toàn trung lập cùng các trọng tài viên có trình độ, chuyên môn cao; Đảm bảo bí mật kinh doanh, uy tín của các bên.

Hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại đó là Do chỉ có một cấp xét xử duy nhất nên các quyết định của trọng tài có thể không chính xác; Chi phí giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài khá lớn, không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  1. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án

Tranh chấp thương mại được giải quyết bằng Tòa án mà không có sự thỏa thuận của các bên về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, ngoại trừ các bên có thỏa thuận về giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài thương mại.

 Ưu điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án đó là các bên có cơ hội kháng cáo bản án sơ thẩm, đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án phúc thẩm nếu có chứng cứ chứng minh bản án của Tòa án chưa giải quyết tranh chấp chính xác, đúng quy định pháp luật; bản án của Tòa án có hiệu lực áp dụng mạnh đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.

 Hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án đó là các bên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mang tính hình thức của tố tụng; Việc xét xử công khai tại Tòa có thể ảnh hưởng đến uy tín hoặc bí mật kinh doanh của các bên; Vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại khiến các bên tranh chấp tốn nhiều thời gian, công sức theo đuổi vụ kiện.

Nếu gặp khó khăn về vấn đề liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làmThuếMua bán và Sáp nhậpTranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn pháp lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.