Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Thủ Tục Thành Lập Trường Mầm Non Cần Có Những Gì?

thu-tuc-thanh-lap-truong-mam-non-can-co-nhung-gi

Thủ Tục Thành Lập Trường Mầm Non Cần Có Những Gì?

1. Điều kiện thành lập trường mầm non

Để thành lập trường mầm non, nhà đầu tư cần phải đáp ứng các điều kiện như sau[1]:

  • Có đề án thành lập trường mầm non phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đề án thành lập trường mầm non xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.

2. Thủ tục thành lập trường mầm non[2]

2.1 Thành phần hồ sơ thành lập trường mầm non

  • Tờ trình đề nghị thành lập trường mầm non, trong đó, nhà đầu tư cần nêu rõ sự cần thiết thành lập trường mầm non; tên trường mầm non; địa điểm dự kiến thành lập trường mầm non.
  • Đề án thành lập trường mầm non.

2.2 Trình tự thực hiện thủ tục thành lập trường mầm non

  • Bước 1: Nhà đầu tư nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ thành lập trường mầm non đến UBND cấp huyện;
  • Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thành lập trường mầm non hợp lệ, UBND cấp huyện tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mầm non và Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định cho phép hoặc từ chối cấp phép thành lập trường mầm non.
  • Lưu ý: Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày được cho phép thành lập trường mầm non, nếu trường mầm non không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập trường mầm non bị hủy bỏ.

3. Điều kiện hoạt động sau khi thành lập trường mầm non[3]

  • Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động trường mầm non theo quy định pháp luật.
  • Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
  • Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động trường mầm non.
  • Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non.

4. Thủ tục lấy giấy phép hoạt động sau khi thành lập trường mầm non[4]

4.1 Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động sau khi thành lập trường mầm non

  • Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động trường mầm non.
  • Bản sao hợp pháp quyết định cho phép thành lập trường mầm non.
  • Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt của trường mầm non gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên; và hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mầm non với từng cán bộ quản lý, giáo viên.
  • Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
  • Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định.
  • Các văn bản pháp lý chứng minh việc đáp ứng điều kiện về trụ sở, khả năng tài chính bảo đảm hoạt động của trường mầm non theo quy định pháp luật.
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non.

4.2 Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động sau khi thành lập trường mầm non

  • Bước 1: Trường mầm non gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ lấy giấy phép hoạt động sau khi thành lập trường mầm non đến Phòng Giáo dục và Đào tạo.
  • Bước 2: Thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ.
  • Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức thẩm định hồ sơ, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định thực tế tại trường mầm non.
  • Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thẩm định thực tế trường mầm non, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoặc từ chối cấp phép hoạt động trường mầm non.

Nếu có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về thủ tục thành lập trường mầm non, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn pháp lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.

[1] Điều 3 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP.

[2] Điều 4 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Điều 1.1 của Nghị định 135/2018/NĐ-CP.

[3] Điều 5 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Điều 1.2 của Nghị định 135/2018/NĐ-CP.

[4] Điều 5 của Nghị định 46/2017/NĐ-CP, Điều 1.3 của Nghị định 135/2018/NĐ-CP.