Quy Trình Bắt Giữ Tàu Biển Theo Pháp Lệnh Thủ Tục Bắt Giữ Tàu Biển
Trong các trường hợp các tàu hàng bị thiệt hại cần bồi thường sửa chữa hư hỏng do đâm va, các chủ tàu cần thực hiện biện pháp bắt giữ khẩn cấp tạm thời tàu gây ra thiệt hại để buộc chủ tàu đó phải giải quyết đền bù cho các tổn thất đã xảy ra.
Vậy, theo quy định của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, quy trình bắt giữ tàu biển được thực hiện như thế nào?
1. Bắt giữ tàu biển theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển là gì?
Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp[1].
2. Thầm quyền quyết định bắt giữ tàu biển theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
Theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển.
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
3. Nội dung đơn khởi kiện bắt giữ tàu biển[2] theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển
- Theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, người yêu cầu bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết khiếu nại làm đơn yêu cầu.
- Đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có các nội dung chính sau đây theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển:
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu biển;
- Tên, quốc tịch, số chứng minh tàu biển theo quy định của Tổ chức hàng hải quốc tế (số IMO), trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu hoặc người khai thác tàu, trong trường hợp yêu cầu người thuê tàu, người khai thác tàu trả tiền;
- Khiếu nại hàng hải cụ thể làm phát sinh quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển và giá trị tối đa của khiếu nại hàng hải đó;
- Dự kiến tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do yêu cầu bắt giữ tàu biển.
4. Kết luận
Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển là một chế định luật quan trọng, một công cụ hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho các bên tham gia vận tải đường biển.
Nếu cần giải đáp các vấn đề liên quan đến Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Hàng hải, Sở hữu trí tuệ, Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn pháp lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.
[1] Điều 129 Bộ luật Hàng hải 2015
[2] Điều 15 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển