Tư Vấn Đăng Kiểm Tàu, Thế Chấp Tàu, Đóng Tàu
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3.350km với 286 bến cảng thuộc 32 cảng biển. Chính vì vậy, việc sử dụng tàu biển trong vận chuyển hành khách và hàng hóa là vô cùng phát triển. Kéo theo đó, các vấn đề pháp lý cơ bản liên quan tàu biển như tư vấn đăng kiểm tàu, thế chấp tàu, đóng tàu là rất quan trọng đối với các đơn vị sở hữu, vận hành tàu biển.
-
Vấn đề về đăng kiểm tàu biển cần tư vấn đăng kiểm tàu, thế chấp tàu, đóng tàu
Đăng kiểm tàu biển là việc kiểm tra, đo đạc, thử nghiệm tàu và trang thiết bị lắp đặt trên tàu nhằm mục đích xác nhận tàu biển thỏa mãn các quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, đo dung tích tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với mục đích sử dụng tàu biển.
Các loại hình đăng kiểm tàu biển gồm:
- Kiểm định lần đầu, bao gồm: kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu biển đóng mới, tàu biển nhập khẩu.
- Kiểm định chu kỳ, bao gồm: kiểm định định kỳ, kiểm định trung gian, kiểm định trên đà, kiểm định hàng năm.
- Kiểm định bất thường.
Các loại tàu biển phải được đăng kiểm:
- Tàu biển có động cơ với tổng công suất máy chính từ 75 kilôwatt (KW) trở lên.
- Tàu biển không có động cơ, nhưng có tổng dung tích từ 50 GT trở lên hoặc có trọng tải từ 100 tấn trở lên hoặc có chiều dài đường nước thiết kế từ 20m trở lên.
- Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển bên trên nhưng hoạt động tuyến nước ngoài, bao gồm tàu biển có động cơ với công suất máy chính dưới 75 kW hoặc tàu biển không có động cơ nhưng có tổng dung tích dưới 50 hoặc có tổng trọng tải dưới 100 tấn hoặc có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét.
Chủ tàu biển phải thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, sửa chữa phục hồi và trong quá trình hoạt động; bảo đảm tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
-
Vấn đề thế chấp tàu biển cần tư vấn đăng kiểm tàu, thế chấp tàu, đóng tàu
Thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tàu biển đó cho bên nhận thế chấp. Một tàu biển có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. Thứ tự ưu tiên của các thế chấp được xác định trên cơ sở thứ tự đăng ký thế chấp tương ứng trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia.
Theo quy định của pháp luật, việc thế chấp tàu biển bắt buộc phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký biện pháp bảo đảm, cụ thể là tại tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển gồm các giấy tờ sau đây: phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính); hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
-
Tư vấn về đóng tàu biển trong tư vấn đăng kiểm tàu, thế chấp tàu, đóng tàu
Việc đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù; quy trình, thủ tục đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tàu biển được đóng mới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn dược cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu. Hình thức đóng tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình năm bước như bên dưới, đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định quy trình thực hiện:
- Bước 1: Phê duyệt chủ trương đóng mới tàu biển;
- Bước 2: Lựa chọn, xác định giá và nguồn vốn đóng mới tàu biển; dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch đóng mới tàu biển.
- Bước 3: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đóng mới tàu biển. Dự án đóng mới tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu biển, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu biển, giá dự kiến, nguồn vốn đóng mới tàu biển, hình thức đóng mới tàu biển, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác.
- Bước 4: Quyết định đóng tàu;
- Bước 5: Hoàn tất thủ tục đóng mới tàu biển.
Trên đây là nội dung về đăng kiểm tàu, thế chấp tàu và đóng tàu. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn về đăng kiểm tàu, thế chấp và đóng tàu, vui lòng liên hệ chúng tôi: Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật chuyên về pháp luật dân sự hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật Tư vấn pháp lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý Khách hàng.