Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

Single Blog Title

Hiểu đúng về Thỏa thuận dàn xếp: Đặc điểm, Lợi ích và Khung pháp lý liên quan

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều biến động, việc các doanh nghiệp phải liên tục điều chỉnh chiến lược kinh doanh, quản lý để thích nghi và duy trì tài chính ổn định là điều tất yếu. Điều này dẫn đến nhu cầu quản lý nguồn nhân lực sao cho phù hợp với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, khi phát sinh các tình huống có thể dẫn đến thỏa thuận dàn xếp, doanh nghiệp và người lao động cần lưu ý quy định của pháp luật cũng như thực tiễn trên thị trường để từ đó có thể thực hiện việc thương lượng một cách minh bạch, hài hòa và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.  

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vai trò của “Thỏa thuận dàn xếp” (hay Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động) trong doanh nghiệp, cũng như khung pháp lý liên quan đến vấn đề này.

Thỏa thuận dàn xếp là gì?

Thỏa thuận dàn xếp là tài liệu có tính ràng buộc pháp lý nhưng tự nguyện, trong đó nêu rõ các điều khoản và điều kiện mà người sử dụng lao động và người lao động đồng ý để chấm dứt mối quan hệ lao động hoặc giải quyết tranh chấp giữa hai bên.  

Một số tình huống thực tiễn mà doanh nghiệp và người lao động cần đến Thỏa thuận dàn xếp có thể bao gồm: tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc cắt giảm nhân sự, người lao động không đáp ứng được kỳ vọng về hiệu suất công việc, giải quyết tranh chấp lao động, chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do cá nhân (như thay đổi công việc, vấn đề sức khỏe), mâu thuẫn nội bộ hoặc không hòa hợp trong công việc.

Dưới đây là một vài lợi ích cụ thể mà thỏa Thuận dàn xếp mang lại cho doanh nghiệp:

1. Tránh tranh chấp pháp lý

Thỏa thuận dàn xếp giúp doanh nghiệp tránh các vụ kiện tụng lao động tốn kém và kéo dài, bằng cách đạt được sự đồng thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa.

2. Bảo vệ hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp

Việc đạt được Thỏa thuận dàn xếp giúp doanh nghiệp giữ gìn được hình ảnh tích cực đối với người lao động và uy tín trên thị trường lao động.

3. Đảm bảo và dự trù được tình hình tài chính

Với việc đạt được thỏa thuận chung, doanh nghiệp có thể dự trù các khoản thanh toán tài chính cho người lao động, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề về lao động trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Thỏa thuận dàn xếp với người lao động còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động và các rủi ro pháp lý khác.  

4. Duy trì môi trường làm việc tích cực

Việc giải quyết tranh chấp hoặc chấm dứt hợp đồng lao động một cách ôn hòa giúp giữ gìn sự ổn định và hài hòa trong môi trường làm việc, tránh gây căng thẳng hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc của những người lao động khác trong doanh nghiệp. 

Thỏa thuận dàn xếp, khi được thực hiện hợp lý, giúp doanh nghiệp không chỉ bảo vệ quyền lợi của mình mà còn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người lao động, ngay cả sau khi mối quan hệ lao động đã chấm dứt.

Khung pháp lý liên quan đến Thỏa thuận dàn xếp

Bộ Luật Lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP cho phép người sử dụng lao động và người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trên cơ sở đồng thuận. Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan như Luật Việc làm, Luật An ninh mạng 2018Nghị định 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng là khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của người lao động, quản lý chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo vệ dữ liệu cá nhân của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, các văn bản này không đưa ra các điều kiện, tình huống cụ thể liên quan đến Thỏa thuận dàn xếp, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quá trình thương lượng cũng như các yêu cầu pháp lý cho một Thỏa thuận dàn xếp hợp pháp. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về việc bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận hoặc các yếu tố cần thiết để đạt được một Thỏa thuận dàn xếp công bằng. 

Thỏa thuận dàn xếp là một giải pháp thiết thực và hợp pháp mà các doanh nghiệp cần lưu ý để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và lại vừa tôn trọng quyền lợi của người lao động. Việc hiểu rõ và áp dụng Thỏa thuận dàn xếp không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro pháp lý mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình và cách thức thực hiện Thỏa thuận dàn xếp, quyển sách Dẫn Dắt Thỏa Thuận Dàn Xếp Với Người Lao Động / Navigating Settlement Agreements được biên soạn song ngữ bởi tác giả – Luật sư Nguyễn Hữu Phước – Giám đốc kiêm Luật sư điều hành của Công ty luật Phuoc & Partners, sẽ sớm được xuất bản ngay đầu năm 2025.

Đây là tài liệu hướng dẫn toàn diện về Thỏa thuận dàn xếp, giới thiệu những kiến thức chuyên sâu cùng các bước thực tiễn để xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp trong quá trình đàm phán thỏa thuận.    

Quyển sách này sẽ phù hợp cho: Lãnh đạo doanh nghiệp, những người làm công tác quản lý nhân sự, Pháp chế, luật sư tư vấn cho doanh nghiệp, sinh viên luật v.v…

🌟 Đặc biệt, khi đăng ký pre-order quyển sách Dẫn Dắt Thỏa Thuận Dàn Xếp Với Người Lao Động / Navigating Settlement Agreements trước ngày 10/10/2024 Anh/Chị sẽ được sở hữu quyển sách với ưu đãi 15% giá bìachữ ký từ tác giả – Luật sư Nguyễn Hữu Phước.

🔗 Mục lục của sách: https://tinyurl.com/38dhfcws 

🔥 Link đặt sách: https://tinyurl.com/44c9h8w2