Công Ty Luật Phước & Các Cộng Sự

Chọn Ngôn Ngữ:
+84 (28) 3622 3522

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI TRANH CHẤP TẠI TÒA

hop-dong-kinh-te

Tranh Chấp Hợp Đồng Kinh Tế Và Những Lưu Ý Khi Tranh Chấp Tại Tòa

  1. Tranh chấp hợp đồng kinh tế là gì?

Tranh chấp hợp đồng kinh tế là một loại tranh chấp kinh tế được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994. Tuy nhiên, Pháp lệnh này đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2005. Về mặt pháp lý, các thuật ngữ “tranh chấp kinh tế” hay “tranh chấp hợp đồng kinh tế” đã không còn tồn tại. Thay vào đó, các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành sử dụng thuật ngữ “tranh chấp về kinh doanh, thương mại”, trong đó bao gồm các loại tranh chấp sau[1]:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; và
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tranh chấp kinh doanh, thương mại có thể được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại.

  1. Những lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế tại Tòa

Thứ nhất, về thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp hợp đồng kinh tế.

Theo Điều 319 Luật Thương mại 2005, thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thứ hai, về việc xác định tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể và thu thập, chuẩn bị tài liệu, chứng cứ để nộp cho Tòa.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là một quy trình phức tạp và hao tốn thời gian. Do đó, các bên trong quan hệ thương mại khi phải giải quyết tranh chấp tại Tòa án cần sự có sự tham vấn chuyên môn ở các công ty luật uy tín nhằm tối thiểu hóa rủi ro và tổn thất phải chịu.

Trên đây là nội dung khái quát về Tranh chấp hợp đồng kinh tế và những lưu ý khi tranh chấp tại tòa. Nếu Quý khách hàng có khó khăn trong việc tìm kiếm một Công ty Luật Tư vấn và hỗ trợ về lĩnh vực pháp lý liên quan đến ngân hàng, vui lòng liên hệ chúng tôi.

Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật chuyên nghiệp được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật có đội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

[1] Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015